Làm thế nào để tránh sốc nhiệt mùa hè
Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt được dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, như từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh, hoặc từ nóng tới nóng đột ngột, từ lạnh tới lạnh đột ngột… và đây là trạng trái cực kỳ nguy hiểm có khả năng dẫn tới tử vong.
Khi nhiệt độ xuống thấp, máu bị ảnh hưởng và khi đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích khiến mạch máu ngoại biên co lại, cơ thể xảy ra phản ứng tạo ra nhiệt, làm thân nhiệt tăng lên.
Ngược lại, khi nhiệt độ quá cao, máu sẽ nóng và các trung tâm giao cảm bị kích thích khiến mạch máu giãn nở, kích thích để ra nhiều mồ hôi giúp hạ thân nhiệt.
Ai thường bị sốc nhiệt?
Những đối tượng thường bị sốc nhiệt là trẻ sơ sinh, người già, người có tiền sử bệnh tim mạch. Ngoài ra, sốc nhiệt cũng thường xảy ra khi luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước, hoặc di chuyển giữa hai vùng nhiệt độ chênh lệch, ví dụ như làm việc trong môi trường có máy điều hòa được điều chỉnh ở mức thấp, và đột ngột ra môi trường nắng gắt bên ngoài.
Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt
Người bị sốc nhiệt thường có một số biểu hiện khá rõ rệt như thở nhanh và nông (hơi thở không sâu), tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác như huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, ngưng đổ mồ hôi, ngất xỉu…
Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt
– Di chuyển nạn nhân ra khỏi ánh mặt trời, vào bóng râm hoặc nơi có điều hòa nhiệt độ.
– Làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách phủ vải ẩm hoặc phun nước mát. Quạt cơ thể nạn nhân bằng quạt máy hay một tờ báo.
– Nếu có thể cho nạn nhân uống nước lạnh hoặc nước giải khát không chứa cồn và caffeine.
– Gọi trợ giúp y tế.
Phòng ngừa sốc nhiệt
– Điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm.
– Những ngày nắng nóng, khi đi trên đường dưới ánh nắng chói chang, mồ hôi đầm đìa, bất cứ ai cũng muốn dừng lại để vào chỗ có điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, nếu đang đi ở trong nhiệt độ 34-35 độ C mà bước vào khu vực có nhiệt độ 20-22 độ C sẽ rất nguy hiểm.
– Giải pháp để tránh bị sốc nhiệt do đi ngoài trời nắng vào là cần dừng lại 5-10 phút đứng ở bóng râm cho ngừng tiết mồ hôi rồi mới bước vào phòng có điều hòa. Lưu ý phòng điều hòa không ở mức nhiệt quá thấp, ví dụ nhiệt độ ngoài trời 40 độ C thì điều hòa cũng cần ở mức 28 độ C.
– Cần bổ sung các chất điện giải (natri) và nước cho cơ thể nếu bạn đổ mồ hôi nhiều, hoặc làm việc dưới ánh mặt trời lâu trong những ngày nắng nóng.
– Thường xuyên nghỉ giải lao, mặc quần áo mỏng nhẹ, sáng màu.
Chia sẻ mạng xã hội :